SỔ TAY DẠY HỌC NGỮ VĂN (Theo Chương trình GDPT 2018)

Giá bán: 65.000đ

NXB

NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

Càng ngày, tôi càng nghĩ mình “tài hèn sức mọn”, chẳng làm được gì to tát, nên rất chừng mực trong nói năng, nhận xét, đánh giá, nhất là những gì mình chưa tìm hiểu kĩ, chưa có thông tin và bằng chứng tin cậy. Với công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực của mình, tôi luôn nghĩ làm được gì có ích; giúp được cho các thầy, cô giáo và học sinh trong học tập thì cứ làm. Làm bằng tất cả tâm huyết, hiểu biết và sức lực của mình; làm bằng hành động cụ thể chứ không chỉ nói to tát cho hay. Mà đã làm thì tất sẽ có thiếu sót, sẽ có những điều chưa ổn, chưa ư người ta vẫn nói: “chỉ có người không làm gì cả mới không mắc lỗi”.

Tâm niệm và nghĩ thế, nên qua mấy năm triển khai Chương trình và SGK Ngữ văn 2018, tôi đã viết hàng trăm bài nho nhỏ nhằm trả lời, tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc của các thầy cô giá Nay nhìn lại thấy cần lựa chọn một số bài viết, xem xét và chỉnh sửa, in thành cuốn “Sổ tay dạy học Ngữ văn” với hi vọng may ra giúp được Giáo viên ít nhiều khi thực hành dạy học theo Chương trình và SGK 2018. Cuốn sách như một chiếc lá xanh, một thông điệp xanh gửi đến các thầy, cô giáo.

Chúc các thầy, cô luôn mạnh khỏe, tiếp tục yêu nghề dạy học ngữ văn, giúp học sinh có được một công cụ giao tiếp quan trọng để vững bước vào đời; tiếp tục thắp lên trong tâm hồn các em cái đẹp, cái thiện và sự trung thực từ công việc dạy học này.

Vài nét về tác giả…

Có một “ông quan” làm đến hàm Vụ phó nhưng vẫn giữ được sự chính trực, ngay thẳng và nhân văn của đạo làm thầy. Đó là PGS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng vụ Trung học, Bộ GD-ĐT.

Người “đứng sau” Bộ GD-ĐT về những đổi mới

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống được đông đảo người dân biết đến với tư cách là quan chức Bộ GD-ĐT, là Thường trực ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK). Nhưng những thế hệ học trò trước kia lại biết đến người thầy này qua các cuốn sách bồi dưỡng văn học rất hay và ngôn từ trong sáng.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cũng chính là người đã thiết kế đổi mới đề thi ĐH các môn Xã hội: Văn học, Lịch sử, Địa lý theo dạng đề mở. Lúc đầu, ý định đó đã gặp phải sự “phản kháng” lớn từ giáo viên và báo chí, bởi họ vẫn quen cách dạy cũ, cách tiếp cận cũ… nên không muốn thay đổi.

PGS Đỗ Ngọc Thống

Nhưng bằng tài năng và cái nhìn trước thời đại của mình, ông vẫn kiên định thuyết phục cấp trên đổi mới cách thi cử, để học sinh không phải học vất vả. Nhờ đó, các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH gần đây luôn có các bài “mở” để kích thích sự sáng tạo của học trò. Những đổi mới này sau đó được dư luận tán đồng, ủng hộ..